Chào mừng Bạn đến với website NiZaMi

Hotline

0972088081

CSKH

0972088081

Cam thảo có công dụng như thế nào ?

1. Cam thảo là gì?

Cam thảo, tên gọi khoa học là Glycyrrhiza glabra, thuộc thực vật họ Đậu Fabaceae. Dù có hương thơm và vị ngọt tương tự, nhưng cam thảo khác họ với cây hồi và cây thì là.

Cam thảo có nguồn gốc từ Tây Á và Nam Âu, được sử dụng để tạo nên hương vị trong bánh kẹo, thuốc lá phổ biến nhất ở một số nước châu Âu và khu vực Tây Á.


Đặc điểm

Cam thảo thuộc thực vật thân thảo sống lâu năm với chiều cao lên đến 1m. Lá có hình lông chim với chiều dài từ 7 - 15cm. Hoa của cây cam thảo mọc thành cụm và dài dao động từ 0.8 - 1.2m, có màu tím cho đến màu xanh trắng nhạt.

Quả cam thảo có hình thuôn dài từ 2 - 3cm, chứa nhiều hạt nhỏ. Rễ thuộc thân bò và được sử dụng trong ẩm thực và thuốc vì có vị ngọt và hương thơm đặc trưng. Vị ngọt của cam thảo gấp hơn 30 lần so với độ ngọt của đường mía nhưng vị ngọt khác với đường.

Cây cam thảo phát triển tốt nhất khi được trồng tại các thung lũng sâu có mật độ thoát nước tốt và đầy đủ ánh nắng mặt trời. Người ta thường thu hoạch cam thảo vào mùa thu, sau 2 - 3 năm khi gieo trồng.

 

Cam thảo trong ẩm thực các nước

Bạn có thể bắt gặp hương vị cam thảo được sử dụng trong nhiều loại bánh kẹo và thực phẩm đồ ngọt. Người ta sử dụng hàm lượng cam thảo rất ít và được kết hợp với hương vị của tinh dầu hồi trong các loại bánh kẹo ngọt.

Người tiêu dùng ở châu Âu cùng với các nước khác như Úc, New Zealand đều rất ưa chuộng kẹo cam thảo.

Tại Hà Lan, bánh kẹo cam thảo không chỉ là đồ ngọt phổ biến mà còn sử dụng cam thảo dưới nhiều hình thức khác nhau như rượu cam thảo, kẹo zoute drop, mứt salmiak,…. Thậm chí, người dân còn nhâm nhi rễ cây cam thảo khô, giống như ăn kẹo vậy!

Tại Anh, cam thảo được sử dụng trong bánh Pontefract. Tại Ý (nhất là khu vực miền Nam), Pháp và Tây Ban Nha, người dân nhai rễ cây cam thảo cùng với nước để làm dung dịch súc miệng. Ở Calabria, phổ biến rượu mùi được làm từ việc chiết xuất cam thảo nguyên chất.


 

2. Công dụng của cam thảo đối với sức khỏe

Cam thảo không chỉ được sử dụng nhiều trong công nghệ thực phẩm nhờ hương thơm và vị ngọt đặc trưng mà còn được sử dụng trong y học nhờ có một số tác dụng tích cực đến sức khỏe như:

Hỗ trợ điều trị các bệnh về da

Nhờ chứa hơn 300 hợp chất, trong đó có một số chất có khả năng chống viêm , kháng khuẩn, kháng virut mạnh mẽ, rễ cây cam thảo có tác dụng hỗ trợ điều trị các bệnh về da hiệu quả.

Chẳng hạn, hợp chất được tìm thấy trong cam thảo có lợi ích trong việc chống viêm và khánh khuẩn, nên được sử dụng để điều trị nhiều bệnh về da, gồm trứng cá và bệnh chàm.

Theo kết quả của cuộc nghiên cứu kéo dài 2 tuần trên cơ thể của người lớn cho thấy: việc bôi gel (chứa chiết xuất từ rễ cam thảo) làm cải thiện tình trạng của bệnh chàm. Trong khi, việc sử dụng gel cam thảo lên vùng da bị mụn trứng cá vẫn còn gặp nhiều hạn chế nhưng vẫn mang lại sự chuyển biến tích cực về trị mụn.



 

Giảm khó tiêu và trào ngược axit

Chiết xuất từ rễ cam thảo có thể giảm đi các triệu chứng khó tiêu và trào ngược dạ dày thực quản (GERD) - gồm ợ chua, trào ngược axit và đau bụng



Điều trị loét dạ dày tá tràng
 

Trong cuộc nghiên cứu mới nhất gồm có 120 tình nguyện viên và kéo dài 2 tuần, còn cho thấy việc dùng chiết xuất cam thảo kèm theo phương pháp điều trị bệnh loét dạ dày đều làm giảm sự xuất hiện của vi khuẩn gây viêm H.pylori.



 

Có đặc tính chống ung thư

Chiết xuất rễ cam thảo có tác dụng chống lại 1 số bệnh ung thư nhờ các hợp chất thực vật có khả năng chống oxy hóa, chống viêm và chống ung thư.

Người ta đã chứng minh chiết xuất cam thảo và những hợp chất của nó có thể làm chậm hoặc ngăn cản sự phát triển của tế bào u ác tính ở người, như ung thư da, ung thư vú, tuyến tiền liệt và viêm đại trực tràng.

Hơn nữa trong cuộc nghiên cứu tiến hàng trên 60 người, số lượng người dùng cam thảo có thể giảm đau các vết loét - là tác dụng phụ khi người ung thư đầu và cổ tiến hành hóa xạ trị cũng như đối với những người có khối u phát triển ở khoang miệng, hầu họng hoặc vòm họng.


 

Làm dịu các tình trạng hô hấp

Chiết xuất rễ cam thảo như chất glycyrrhizin giúp làm dịu cơn hen suyễn và được bổ sung vào các phương pháp điều trị bệnh này. Đây là kết quả phân tích dựa trên các nghiên cứu tiến hành trên động vật.

Bên cạnh đó, nhiều cuộc nghiên cứu nhỏ được tiến hành trên cơ thể người và trong ống nghiệm còn cho thấy rằng: trà và chiết xuất từ rễ cam thảo có tác dụng bảo vệ, chống lại chứng viêm họng và giảm thiểu dấu hiệu đau họng sau khi phẫu thuật.


 

Bảo vệ răng
 

Với đặc tính chống viêm, cam thảo mang lại hiệu quả trong việc chăm sóc răng miệng, nhất là các hợp chất trong rễ cam thảo.

Kết quả từ một nghiên cứu trên 66 trẻ em (mẫu giáo) cho thấy việc dùng kẹo mút không đường có chứa 15mg chiết xuất rễ cam thảo 2 lần/ngày diễn ra trong suốt 7 ngày,làm giảm số lượng vi khuẩn streptococcus mutans  trong khoang miệng - đây là vi khuẩn gây ra sâu răng.

Ngoài ra, chiết suất rễ cam thảo còn có hiệu quả chống lại sự gây hại của các loại vi khuẩn khác gây sâu răng như lacstobacillus acidophilus 


 

Hỗ trợ điều trị tiểu đường

Việc dùng chiết xuất rễ cam thảo mỗi ngày góp phần làm cải thiện lượng đường trong máu và tăng cường sức khỏe thân.

 

Tăng cường giảm cân

Kết quả phân tích từ 26 cuộc thử nghiệm lâm sàng chỉ ra rằng: chiết xuất rễ cam thảo làm giảm đến chỉ số khối cơ thể (BMI) và hỗ trợ giảm cân hiệu quả, nhất là những người béo phì.


 

Giúp hỗ trợ điều trị viêm gan C

Đến nay, người ta vẫn còn đang tiếp tục nghiên cứu về việc sử dụng glycyrrhizin vào phương pháp điều trị viêm gan C nhờ khả năng chống virut của loại hợp chất này. Tuy nhiên, đây cũng là điểm đáng chú ý khi nhắc đến công dụng của cam thảo, vì dù sao cam thảo cũng là một trong những thực phẩm tìm thấy nhiều chất glycyrrhizin.

                                                                 INBOX ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN VÀ HỖ TRỢ NHANH NHẤT